“ Gái Tân Lang vẹn tiếng thơm tho.
Trai Sơn – Tùng một lòng bền vững.”
( Dương Văn An làm quan thời nhà Mạc 1527 … )
Cứ theo “ Phủ Biên Tạp Lục” của Lê- Quý – Đôn viết tại thành Phú Xuân (Huế ) năm Lê Cảnh Hưng thứ 37 (1776) quyển thứ nhất nói về sự tích khôi phục xứ Thuận Hóa và Quãng Nam, cùng số huyện, Tổng, Xã, trang trại thuộc hai xứ nầy, khi ông vâng lệnh vua Lê vào trấn nhầm 2 xứ : Thuận – Quãng, lúc bấy giờ là nơi cương giới Việt Nam.
Theo “ Đại Nam Nhất Thống Chí ”, 44 Thừa Thiên Phủ, tập Thượng của Phụ chánh Đại Thần Thái Tử Thiếu Bảo, Hiệp Biện Đại Học Sĩ, Học Bộ Thượng Thư kiêm Quốc Tử Giám Cao Xuân Dục,
“ Ô – CHÂU CẬN LỤC ” của Dương – Văn – An,
“ VIỆT NAM SỬ LƯỢC ” của Trần Trọng Kim,
“HOÀNG VIỆT GIÁP TÝ NIÊN BIỂU “ của Nguyễn Bá Trác.
“ MINH MỆNH CHÍNH YẾU ”
“ TỪ THỔ – ĐÔI TRANG đến QUỲNH ĐÔI ” của làng Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.
Tài liệu, bia đá, gia phả sau chiến tranh còn lại tại làng Sơn Tùng, My Thạnh .v.v.
SƠN TÙNG ĐỊA CHÍ
Làng Sơn Tùng xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế, cách thành phố Sài gòn khoảng 1097 Km, Hà Nội 639 Km, ở về phía bắc Cố-Đô Huế 25 Km.
Hùng Vương dựng nước theo sử cũ thì nước Văn-Lang có 15 bộ, bộ thứ 14 là bộ Việt-Thường, bộ thứ 15 là bộ Bình-Văn, lúc bấy giờ vị trí Làng ta ở vào bộ thứ 15 là bộ Bình-Văn. Thời bắc thuộc, Hán, Đông Ngô (Tam-Quốc), Tấn Lương, Đường thì vị trí Sơn Tùng ở vào châu Tượng Lâm, Lâm Ap nước Chiêm Thành. Thật ra thì vào năm 1306 (đầu thế kỷ thứ 14), Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tôn nhà Trần (trong chiến lược Bắc phòng cự quân Nguyên, Nam Hòa Chiêm Thành), nhà Trần gả Huyền Trân Công Chúa cho Vua Chiêm là Chế Mân và được Vua nầy dâng hai Ô là Châu Ô và châu Rí, tức Thuận-Châu và Hóa-Châu để làm sính lễ, thì tổ tiên 14 giòng họ làng ta theo Kinh Lý Quan Đoàn Nhữ Hài (1307 đời Trần Anh Tôn) vào phân đất đặt Châu. Đó là cái mốc mà Tổ Tiên Sơn Tùng làng ta xây làng dựng xóm từ đấy. Tuy vậy cần phải sưu tìm gia phả từng Giòng Họ tiếp tục đến làng ta qua các thời kỳ để kiểm chứng thêm.
Trước khi về Chiêm Thành, Huyền-Trân Công Chúa đã hy sinh tình yêu quê hương, cha mạ, và người yêu là Trần Khắc Chung. Thời Vua Lê Thái Tông (1434-1442) niên hiệu Thiệu-Bình, theo địa dư chí của Nguyễn-Trãi thì vào thời kỳ này một số địa danh làng xã ở huyện Đan-Điền phủ Triệu-Phong xứ Thuận-Hóa được hình thành trong đó có làng Sơn Tùng ta (xem phần sưu tầm làng xã ở Huyện Đan-Điền). Sơn Tùng có một thời được gọi làThiện-Khánh-Tôn Sơn Tùng Phò-Lê Tổng.
Năm 1533 Mạc Đăng Dung thoáng đoạt ngôi nhà Lê, Triệu Thái Tổ nhà Nguyễn là Nguyễn-Kim làm quan Hữu Vệ Điện Tiền Tướng Quân An Thành Hầu nhà Lê tìm lập Lê Duy Ninh lên làm Vua tức Vua Lê Trang Tông (Lê Trung Hưng) đánh nhau với nhà Mạc thành ra Nam Bắc Triều thì Làng ta ở về phía Nam Triều, lúc nầy thuộc Phò Lê Tổng (Phò Lê diệt Mạc ?). Cũng thời Nam Bắc Triều Lê Trung Tông (1548-1556) niên hiệu Thuận Bình, Làng ta mang tên một trong 53 xã thuộc huyện Đan-Điền, Phủ Triệu Phong xứ Thuận Hóa.
Năm 1619 Chúa Nguyễn Phúc Nguyên (thường gọi là chúa Sãi) không thần phục Vua Lê và Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên dời đô từ Quảng Trị (làng Trà Bát) vào đóng ở làng Phước-Yên (năm Bính Dần 1626). Từ đó Phò Lê Tổng bị bỏ đi mà đặt là Phước Yên Tổng. Bấy giờ, Sơn Tùng là nơi đóng tượng binh của Chúa Nguyễn, nay di tích vẫn còn, thường gọi là Tàu Voi.
Năm 1802, Vua Gia Long lên ngôi đặt ba doanh : Quảng Bình, Quảng Trị và Trực-Lệ Quãng-Đức doanh, năm 1821 Quãng-Đức doanh được đổi thành Thừa-Thiên Phủ. Năm 1835 (theo Đại Nam Thực Lục của Triều Nguyễn).
Dưới thời Minh-Mạng, ba huyện Thừa-Thiên Phủ được chia thành 6 huyện, và Quảng Điền chia thành hai huyện : Quảng Điền và Phong Điền, từ đây Làng ta trong các văn tự đều gọi Sơn Tùng Xã, Quảng Điền Huyện, Thừa-Thiên Phủ, Đại Nam Quốc.
Năm 1945, sau Cách-Mạng Mùa Thu thì gọi là Làng Sơn Tùng, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Trong chín năm kháng chiến chống Pháp thì Làng Sơn Tùng thuộc xã Quảng Hòa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Năm 1954 sau hiệp định Genève, ở miền nam dưới thời Ngô-Đình-Diệm gọi làLàng Sơn Tùng, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa-Thiên, nước Việt Nam Cộng Hòa.
Đến năm 1975 thống nhất đất nước thì Làng Sơn Tùng thuộc Hợp Tác Xã Đông Vinh, xã Quảng Vinh, huyện Hương-Điền, tỉnh Bình-Trị-Thiên, nước Cộng-Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt-Nam.
Vào năm 1992, Quốc Hội đã chia Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh, và làng ta lại làLàng Sơn Tùng, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cho đến hiện nay.
Từ ngày dựng làng, Sơn Tùng có 5 Giáp ( xóm, phường ).
Thạnh Đức Giáp ( xóm Côi )
Thiện Khánh Giáp ( xóm Chùa )
Hậu Sanh Giáp ( xóm Dưới ).
Văn Hoàng Giáp ( xóm Rào )
Mỹ Thạnh Giáp ( phường ngoài tức thôn Mỹ Thạnh).
Về sau có mấy xóm mới thành lập như : Xóm Bài, Xóm Ong Lộ, Xóm Đuồi .v.v… Các địa danh tọa lạc những cánh đồng canh tác, chỉ vị trí mộ địa, mộ phần Gia Phả như sau :
SƠN TÙNG MỸ THẠNH
Trộ Đó Xứ thân thương từ tự cổ : Là khoảnh đất ông bà lần đầu tiên đến dựng làng, được bao quanh bằng một con đê (đập) rào (sông) kênh, cầu, có di tích hiện còn như: Đình, Chùa, Miếu Vũ, Cô Hồn,nhà thờ các Tộc Họ, vào khu vực xưa nhất là xóm Côi (Trên ), xóm Chùa, xóm Dưới.
Xứ Cồn Lư : Xóm Rào, xứ ông Hạ : đồng ruộng Tịa, Rấy, Trọt cồn mà từ chùa Thủ Lễ đến xóm Bài. Xứ Ong Xương: xóm Bài, ruộng Đồng, ruộng Đuồi, mồ ma Cồn Xơn. Xứ Rột Vạn Thượng: đồng ruộng Rột nay là ruộng Mỹ Thạnh. Ruộng Đốc Tướng: toạ lạc tại làng Sơn Tùy và Đức Nhuận, ruộng Đầu Cầu: bên kia sông trước Đình làng. Diện tích gồm 256 mẫu 9 sào 10 thướt điền ta thường đem quân cấp.
— aôb—
Với lòng nguyện thành của con dân, kính cẩn sưu ghi. Kính Tiên linh Tiên Tổ niệm tình tha thứ nếu có điều gì sai sót vì trình độ hạn chế, tài liệu, phương tiện eo hẹp. Kính bà con, anh chị em xa gần bổ khuyết để Sơn-Tùng Địa-Phương hoàn chỉnh, làng Sơn-Tùng, Mỹ-Thạnh giữa đất Việt yêu thương. (Tùng Sơn Văn Hữu Tuất- Đoàn Thị Bích Kính bái).
SƠN TÙNG HIỆN NAY
Địa thế: Địa thế làng Sơn Tùng có hình dạng như Con Dơi đang bay, bao gồm có 3 vùng đất uốn theo con sông (rào Đình) giữa làng có 2 cây cầu. Bắc giáp làng Lương căn và Lương Cổ (Thị trấn Sịa), nam giáp Làng Đông Lâm và Lai Trung, tây giáp Làng Phổ Lại và Đức Trọng, đông giáp Làng Phe Ba.
Tổ chức: Làng Sơn Tùng được chia làm 4 đội, theo địa lý từ tây sang đông, mỗi đội có khoản 3 xóm. Đầu làng là đội 8, cuối làng là đội 11. Đứng đầu làng là Trưởng làng, đầu mỗi đội là các đội trưởng, đầu mỗi xóm là các trưởng xóm.
Dân số: (chờ update)
Họ tộc:
Tác giả: minhtuan
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn