Về tới đầu làng, Hình ảnh một cây Xanh (Cây Si) cổ thụ to cao, tán lá sum xuê với nhiều chùm rễ non phủ xuống như lá liễu trông rất uy phong, bệ vệ. Nơi đây, ghi dấu bao kỷ niệm về một thời thơ ấu của nhiều lớp thanh thiếu niên Sơn Tùng. Giờ đây, dưới gốc cây này cũng là nơi nuôi sống nhiều bà con trong làng.
Cách đó không xa là Cổng Làng, Đây là một trong những văn hóa đặc trưng của nông thôn Việt Nam
Đối diện bên kia là Chợ Nang, nơi để bà con trong làng và một số làng lân cận họp chợ vào mỗi buổi chiều. Bây giờ, nơi đây đã thành thị trấn, chợ được nhà nước chuyển đến một nơi khác.
Qua khỏi cổng làng khoảng 500 m sẽ có một cây cầu nối giữa Đội 8 và Đội 9
Nhìn phía tay trái, có một bãi nổi giữa dòng sông (đảo Chùa), phía xa xa thấy thấp thoáng một công trình văn hóa đó chính là ngôi đình của Làng
Qua khỏi cầu một đoạn là dốc (nhà Mụ Sáo). Ngày trước, nơi đây có những cây si, và cây đa lông to lớn nhưng do sét đánh nên giờ không còn nữa, dân làng tụ họp buôn bán đông hơn do đây là cửa khẩu của Làng Đông Lâm, Phe Ba, Cao Xá… nên có nhiều người qua lại.
Từ dốc mụ Sáo nhìn phía trái về sẽ thấy một ngôi chùa và hội trường của làng.
Con đường này giờ đã được đổ nhựa.
Cận cảnh hội trường, nơi đây ngày xưa là trường mẫu giáo làng
Trường mẫu giáo ngày nay
Đối diện bên kia là ngôi chùa “Sắc tứ Sơn Tùng tự” được triều Nguyễn ban tặng bức liển 4 câu đối
Men theo đường chính khoảng 700m sẽ thấy cây cầu thứ 2 nối giữa đội 9 và đội 10-11
Hình ảnh cây cầu này năm xưa (cầu được làm bằng sắt ri)
Một số hình ảnh thân thương khác.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM BAN TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO HUYỆN QUẢNG ĐIỀN CHÙA LÀNG SƠN TÙNG, XÃ QUẢNG VINH ---------o0o--------- THƯ NGỎ Kính gửi: - Quý Bà con Nội - Ngoại Hội Đồng Hương Làng Sơn Tùng tại Miền...